Đế chế Đức Phổ_(quốc_gia)

Phổ trong Đế quốc Đức thời kỳ 1871-1918

Hoàng đế Wilhelm I được lòng thần dân Đức, và cả Thủ tướng Bismarck.[215] Sau khi ông qua đời vào năm 1888, Hoàng đế Friedrich III lên nối ngôi.[216] Khoảng thời gian hai thập niên kế tiếp sự thống nhất nước Đức là thời kỳ hoàng kim của nước Phổ. Nếu như nước Phổ tiếp tục có được những nhà lãnh đạo tầm cỡ như Bismarck thì quyền lực kinh tế và chính trị của Phổ có lẽ đã có thể biến nó thành trung tâm của nền văn minh châu Âu một cách hòa bình.

Hoàng đế Friedrich III có lẽ cũng là một ông vua tài năng. Khi còn ở ngôi Thái tử, ông đã thống lĩnh Quân đội Phổ trong những cuộc chiến tranh 1866 - 1871 để gần gũi hơn với thần dân. Ông tin tưởng vào chủ nghĩa tự doHiến pháp. Do Thủ tướng Bismarck đã củng cố cho các thế lực bảo thủ thật quá hùng mạnh, người ta tin tưởng vào vị tân Hoàng đế sẽ đem lại chủ nghĩa tự do cho muôn dân. Có lẽ đây là một trong những mong ước cuối cùng về chủ nghĩa tự do ở nước Đức.[216] Tuy nhiên, ông bị lâm trọng bệnh chỉ sau khi lên ngôi được có 99 ngày vào năm 1888. Trong suốt triều đại ngắn ngủi của ông, Thủ tướng Bismarck vẫn điều hành Chính phủ Đức.[216] Ông cưới Công chúa Victoria, con gái đầu lòng của Nữ hoàng Victoria của Anh, nhưng cậu con trai đầu lòng Wilhelm của họ bị tổn thương thể xác từ khi sinh ra, và có thể còn bị tổn thương trí tuệ nữa.

Hoàng đế Đức Wilhelm II

Tới năm 29 tuổi, Wilhelm lên ngôi vua, trở thành Wilhelm II. Trước đó, ông từng trải qua một thời niên thiếu đầy khó khăn và xung đột với mẹ. Ông trở nên một người thiếu kinh nghiệm sống, thiển cận và hết sức bảo thủ, thiếu óc phán đoán, nhiều lúc rất xấu tính, làm cho cho bạn bè và đồng minh dần xa lánh. Mặc dù, hoặc có lẽ vì là họ hàng gần của dòng họ Windsor nước Anh và dòng họ Romanov nước Nga, mà William trở thành địch thủ, và cuối cùng là kẻ thù không đội trời chung của họ.

Sau khi sa thải Bismarck, người kiến tạo nên các liên minh, vào năm 1890, Wilhelm bắt tay vào một kế hoạch quân sự đầy phiêu lưu, khiến cho nước Đức trở nên cô lập. Nhà vua cũng đưa nước Đức đạt đến đỉnh cao về sức mạnh và công nghệ, và xây dựng một lực lượng Hải quân hùng hậu thứ hai trên toàn thế giới.[215] Việc hoàng đế Wilhelm đánh giá sai cuộc xung đột với Serbia và sự tổng động viên gấp rút của các quốc gia châu Âu đã dẫn đến thảm họa Chiến tranh thế giới thứ nhất. Để rút khỏi chiến tranh, những người Bolshevik Nga phải chấp nhận cái giá mất một phần lãnh thổ miền Tây của đế quốc Nga, trong đó có một vài vùng giáp gianh với Phổ, cho nước Đức theo Hòa ước Brest-Litovsk vào năm (1918). Nước Đức tuy nhiên chỉ kiểm soát các vùng lãnh thổ đó được vài tháng, vì quân đội Đức bị quân Hiệp ước đánh bại và Cách mạng Đức bùng nổ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phổ_(quốc_gia) http://www.amazon.com/History-Modern-Germany-Hajo-... http://www.amazon.com/Medieval-Germany-Encyclopedi... http://www.amazon.com/Rise-Brandenburg-Prussia-Lan... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/218058/F... http://books.google.com/?id=qsBco40rMPcC http://books.google.com/books?id=-1IEAAAAMBAJ&lpg=... http://www.heritage-history.com/www/heritage.php?D... http://www.heritage-history.com/www/heritage.php?D... http://www.heritage-history.com/www/heritage.php?D... http://bpkgate.picturemaxx.com/index.php?language=...